#

SSI tăng dự báo lợi nhuận năm 2021 của VPBank lên 14.200 tỷ đồng

06/09/2021 19:03

Mức lợi nhuận dự báo của VPBank được SSI điều chỉnh từ 13.100 tỷ đồng lên 14.200 tỷ đồng trong năm 2021, đồng thời đánh giá khả năng tạo lợi nhuận tại VPBank có thể tốt hơn kỳ vọng trong năm 2022 nhờ vào những nguồn vốn sắp tới.

    0414-vp2481
    Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank - Mã: VPB)

    Theo báo cáo mới phân tích mới công bố, Bộ phận phân tích Công ty Chứng khoán SSI nhận định Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank - Mã: VPB) thuộc một số ít ngân hàng dự báo có thể đạt mức tăng trưởng lợi nhuận trên 20% so với cùng kỳ trong nửa cuối năm 2021 với những câu chuyện riêng.

    Mức lợi nhuận dự báo của VPBank (ngân hàng mẹ) được SSI điều chỉnh từ 13.100 tỷ đồng lên 14.200 tỷ đồng trong năm 2021, đồng thời đánh giá khả năng tạo lợi nhuận tại VPBank có thể tốt hơn kỳ vọng trong năm 2022 nhờ vào những nguồn vốn sắp tới.

    Theo đó, VPBank dự kiến sẽ bắt đầu phát hành cổ phiếu (phát hành cổ phiếu mới hoặc chào bán thứ cấp) cho nhà đầu tư chiến lược từ quý IV năm nay. SSI cũng cho biết có khả năng ngân hàng sẽ nhận thêm một khoản phí trả trước từ việc đàm phán lại hợp đồng bancassurance với AIA.

    Ngoài ra, trong nửa cuối năm 2021, việc thoái vốn FE Credit sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng mẹ tiếp tục cải thiện NIM, với nguồn vốn rẻ, tỷ lệ CASA cải thiện và tối ưu hóa cấu trúc tài sản của ngân hàng. NIM quý II của VPBank tăng lên 5,85%, ở mức khá cao so với các ngân hàng trong ngành.

    Do đó, SSI nhận định ngân hàng có thể sẽ duy trì được quỹ đạo tăng trưởng tốt.

    "Ước tính lợi nhuận trước thuế (LNTT) năm 2021 của ngân hàng mẹ là 14.200 tỷ đồng. LNTT hợp nhất của VPBank năm 2021 và 2022 ước tính lần lượt đạt 16.800 tỷ đồng và 21.400 tỷ đồng," báo cáo cho biết.

    Trong khi đó, các chuyên gia phân tích của SSI cho rằng FE Credit có thể gặp khó khăn trong quý III/2021 do mức độ nghiêm trọng của dịch COVID-19 tại các thành phố ở miền Nam. Do đó, SSI Research đã giảm ước tính LNTT của FE Credit từ 4.400 tỷ đồng xuống 2.800 tỷ đồng.

    Theo báo cáo, trong quý II, ngân hàng đã xóa 1.400 tỷ đồng nợ xấu và trích lập thêm 1.700 tỷ đồng, nâng tỷ lệ bao phủ nợ xấu cải thiện lên 57,8% (so với mức 50,7% trong cuối năm 2020). Đây là mức cao nhất kể từ năm 2012.

    Tại ngân hàng mẹ, tỷ lệ nợ xấu giảm nhẹ xuống 2,1% (so với 2,17% trong quý I), trong khi nợ nhóm 2 không đổi, ở mức 4,01%.

    Các khoản cho vay tái cơ cấu tăng lên 6.200 tỷ đồng, tương đương 2,5% tổng dư nợ cho vay. Tổng dư nợ tái cơ cấu, bao gồm cả gốc và lãi là 11.000 tỷ đồng. Trong tháng 6, ngân hàng đã trích lập dự phòng 83,5 tỷ đồng cho các khoản vay này và sẽ trích lập thêm 367,5 tỷ đồng trong nửa cuối năm 2021 theo Thông tư 03.

    Nhìn chung, SSI cho rằng tổng dư nợ có vấn đề tại ngân hàng (khoảng 11.500 tỷ đồng) đang vượt xa tổng quỹ dự phòng là 3.000 tỷ đồng tại thời điểm cuối quý II.

    0310-vp248
    Nguồn: VPBank, SSI Research
    MBB trên đà giảm mạnh, Phó Tổng Giám đốc MB muốn bán ra 2 triệu cổ phiếu từ 25/8

    Ông Lê Quốc Minh đăng ký bán ra 2 triệu cổ phiếu MBB từ ngày 25/8 đến 23/9, dự kiến thu về hơn 57 tỷ ...

    TOP 10 ngân hàng trích lập dự phòng rủi ro nhiều nhất 6 tháng đầu năm 2021

    Theo thống kê từ báo cáo tài chính của 29 ngân hàng trong nước, tổng chi phí dự phòng rủi ro trong nửa đầu năm ...

    An toàn trong tay, nhận ngay giá tốt khi bán ngoại tệ cùng Ngân hàng số HDBank

    An toàn trong tay, nhận ngay giá tốt, đồng thời đáp ứng nhu cầu giao dịch ngoại tệ nhanh chóng, thuận tiện và an toàn ...

    Bạn đang đọc bài viết "SSI tăng dự báo lợi nhuận năm 2021 của VPBank lên 14.200 tỷ đồng" tại chuyên mục TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG. Mọi bài vở cộng tác, viết đăng PR liên hệ điện thoại  0945336600  hoặc địa chỉ email (nguyenhoang.us@gmail.com)

    Cùng chuyên mục